3 tháng 3, 2008

Thủ thuật trên MAC OSX "Tricks and tips"

Những thủ thuật với MAC OSX được tập hợp từ các bài viết trên MACVN.COM

1. Chia 3 partition trên máy mac

Tôi đã chia HDD của Macbook Pro 120 GB thành 3 partition, 1 chứa MAC, 1 chứa Windows Vista và 1 chứa data và đã cài đặt cả Mac và Windows Vista thành công. Các bạn có thể làm theo các bước sau :
  1. Trước tiên, phải cài boot camp beta bản mới nhất (tôi dùng bản 1.3) trên ổ cứng của Mac chưa phân vùng. Bởi vì sau khi phân vùng, Mac sẽ không cho cài boot camp. Bước này thật ra là dùng boot camp burn cho ta 1 đĩa CD (hoặc DVD) chứa driver các phần cứng của Macbook hoặc Macbook Pro khi ta cài Windows Vista (hoặc Windows XP).
  2. Dùng 2 đĩa CD theo Macbook hoặc Macbook Pro để cài lại Mac. Trong quá trình cài đặt lại Mac, sau phần chọn ngôn ngữ, chọn Utilities-Disk Utility, chọn tiếp ổ cứng của Macbook hoặc Macbook và tiến hành phân vùng ổ cứng. Dung lượng của ổ cứng để cài đặt các hệ điều hành (Mac và Windows) và để chứa data là tùy theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý định dạng của ổ cứng chứa Mac phải là Mac OS Extended (Journaled), còn định dạng của ổ cứng dùng để cài đạt Windows và chứa data phải là MS-DOS file system. Sau khi phân vùng xong, thoát khỏi Utilities và tiến hành cài đặt Mac như bình thường.
  3. Sau khi boot lại, máy sẽ vào Mac như bình thường. Bỏ đĩa cài đặt Windows vào ổ DVD. Restart lại máy và trong lúc máy khởi động, bấm phím alt (option) liên tục, chọn khởi động từ đĩa cài đặt Windows và tiến hành cài đặt Windows bình thường (như trên máy PC) trên ổ cứng đã phân vùng và dự định sẽ cài đặt Windows. Trong quá trình cài đặt Windows, nếu máy có restart lại, các bạn vẫn phải bấm phím alt (option) để chọn ổ cứng khởi động là ổ cứng chứa hệ điều hành Windows.
  4. Sau khi cài đặt Windows hoàn tất, khởi động lại Windows, vẫn bấm phím alt (option) chọn khởi động từ ổ cứng chứa Windows, bỏ đĩa CD (hoặc DVD) chứa driver phần cứng của Macbook hoặc Macbook Pro đã tạo ở bước 1 để cài đặt driver các phần cứng. Thế là xong, các bạn đã hoàn tất việc cài đặt Mac và Windows cho máy Macbook hoặc Macbook Pro của các bạn
Sau khi cài đặt xong Windows, khởi động lại ( không nhần phím alt-option) và máy sẽ boot thẳng vào Mac. Để chọn hệ điều hành khởi động mặc định, trong Mac, chọn System Preferences, chọn startup Disk, và chọn Windows hay Macintosh HD.
Như trên đã nói, tôi đã cài đặt thành công theo cách này. Khi cài lại Mac hoặc Windows thì ổ cứng chứa hệ điều hành kia và ổ cứng chứa data sẽ không bị ảnh hưởng. Trong Mac sẽ nhận ra cả 3 ổ đĩa. Trong Windows chỉ nhận ra 2 (một chứa Windows và 1 chứa data).

Tuy nhiên, sau khi cài đặt driver cho WIndows (tôi xài Vista bản Ultimate) thì tôi bị lỗi sau và vẫn chưa tìm ra cách khắc phục :
  1. Không cài được driver cho isight.
  2. Khi cắm xạc, trong Windows vẫn báo là máy đang chạy bằng pin, phải restart lại thì Windows mới báo là đang cắm xạc.
  3. Không cài đặt được hệ điều hành khởi động mặc định trong Windows (Control panel/ Startup disk), mặc dù phần help của boot camp trong Windows có hướng dẫn.
Chúc các bạn thành công!


2. Cách sử dụng Time Machine

Bạn chỉ cần chọn 1 HDD ext format phân vùng thành Mac Os Jounaled, khi cắm vào máy Mac chạy Leopard, Time Machine sẽ tự khởi động, sau đó bạn chỉ việc chờ cho đến khi việc Backup hoàn tất. Sau này khi muốn quay về 1 thời điểm nào đó trong quá khứ, bạn chỉ cần cắm HDD ext vào, chọn mốc thời gian cần "quay về" và Restore, thế là xong .
1) Khởi động Time Machine lần đầu tiên, bên dưới hình cái đồng hồ là switch OFF và ON, bật qua ON, sau đó chọn Disk để backup là cái Partition vừa tạo.
2) Vào giao diện chính của Time Machine, cạnh màn hình bên phải là các mốc thời gian mà bạn backup, dạng như nhật ký vậy. Nếu bạn backup lần thứ 1,2,3....n thì tương ứng sẽ có các mốc thời gian xắp theo ngày tháng. Chính giữa là các Flip 3D xắp từ mới nhất đến cũ nhất (mô phỏng không gian Vũ trụ ) Bạn có thể nhấp thẳng vào cửa số mình muốn restore, hoặc chọn mốc thời gian ở cột bên phải.
3) Muốn backup thì phải chuột vào icon Time Machine dưới Dock, chọn Backup now.
4) Muốn restore thì mở Time Machine, chọn mốc thời gian muốn restore, chọn những thứ mình muốn restore, nút restore bên góc phải phía dưới sẽ sáng lên, bấm Restore.
Cái này có thể dùng để backup Application, User Data trong partition cài MAC.
5) Nếu muốn làm 1 bản backup hoàn chỉnh để sau này hư HDD chính hay mất máy cài lại cho nhanh thì dùng Disk Ultility để tạo 1 file image, sau đó restore lại rất nhanh.

3. Cách chụp màn hình

Shift + Cmd + 3 = printscreen cả màn hình

Shift + Cmd + 4 = printscreen manually theo ý mình (như là crop 1 phần nào đó mà mình thích trên màn hình)


4. Reset password cho máy apple

Reset password!
Boot vào máy bằng đĩa Leopard.Bác chọn đến bước cài đặt Leopard thì trên thanh Taskbar có Utilities -> Chọn Reset Pasword.Xong!


5. Gõ tiếng việt với MAC OSX

Mac OS X tích hợp font Unicode trong nhân hệ điều hành nên chỉ cần có bộ gõ là dùng được. Thú vị là bộ gõ tiếng Việt phổ biến nhất trên Mac OS X từ trước đến nay (theo kiến thức chủ quan) được viết bởi một người nước ngoài, Gero Herrmann - nghe tên có vẻ như người Đức, ko biết có đúng ko.

Để sử dụng bộ gõ này, vào trang web cá nhân của Herrmann ( http://homepage.mac.com/herr/ ) và tải file thích hợp về (Vietnamese-2.0.1.dmg(821 KB) cho Mac OS X 10.3 và mới hơn, Vietnamese-1.6.dmg(321 KB) and UVConverter-1.1.3b.dmg (332 KB) cho Mac OS X 10.2 và cũ hơn), mount và tiến hành cài đặt bình thường. Sau đó vào System Preferences => International, chọn Input Menu, sau đó cuộn xuống gần cuối và tick vào ô Vietnamese-Telex hoặc ô tương ứng với kiểu gõ quen thuộc (VPS, VNI, ISC, etc).Sau đó tick vào ô Show input menu in menu bar để hiện kiểu gõ hiện thời (và thay đổi nó) tại góc trên bên phải của thanh menu trên màn hình chính. Để chuyển đổi giữa các kiểu gõ chỉ việc bấm vào vị trí này và chọn kiểu mong muốn.

Bộ gõ của Herrmann làm việc ổn định và chính xác. Điểm bất tiện duy nhất là bộ gõ này ko có chức năng tự bỏ dấu như phần lớn các bộ gõ trên Windows, người dùng phải tự xác định và gõ phím thích hợp để được bỏ dấu đúng. Điều này có thể khiến người mới chuyển từ Windows sang Mac thấy khó chịu nhưng nếu để tâm một chút thì sẽ làm quen khá nhanh chóng. Ở đây ko có vấn đề khó hơn hay dễ hơn mà chỉ đơn thuần là thói quen vì cách bỏ dấu tiếng Việt chỉ gói trong một vài luật mà thôi.

Tuy nhiên, những ai ko muốn hoặc thấy khó khăn trong việc chuyển thói quen gõ phím sẽ vô cùng hạnh phúc khi biết rằng phiên bản Mac OS X mới - Leopard 10.5, bộ gõ Unikey đã được tích hợp vào hệ điều hành. Để kích hoạt nó, vào System Preferences => International, chọn Input Menu như trên, cuộn dần xuống và tick vào ô Vietnamese Unikey. Kiểu gõ ngầm định là Simple Telex nhưng người dùng có thể chọn Telex (ko biết khác gì với Simple Telex) hoặc VNI, VIQR tùy theo thói quen. và thế là WOW, no more complain các cô em nhé, khà khà. Nhưng mà phải upgrade lên Leopard đã.


5. Phím tắt với MAC OSX

Bên dưới là danh sách tất cả các phím tắt. Một danh sách khá dài nhưng hữu ích cho người dùng Mac OS:

Startup
  • "Press X during startup" = Force Mac OS X startup
  • "Press Option-Command-Shift-Delete during startup" = Bypass primary startup volume and seek a different startup volume (such as a CD or external disk)
  • "Press C during startup" = Start up from a CD that has a system folder
  • "Press N during startup" = Attempt to start up from a compatible network server (NetBoot)
  • "Press T during startup" = Start up in FireWire Target Disk mode
  • "Press Shift during startup" = start up in Safe Boot mode and temporarily disable login items and non-essential kernel extension files (Mac OS X 10.2 and later)
  • "Press Command-V during startup" = Start up in Verbose mode
  • "Press Command-S during startup" = Start up in Single-User mode
Finder window
  • "Command-W" = Close Window
  • "Option-Command-W" = Close all Windows
  • "Command-Right Arrow" = Expand folder (list view)
  • "Option-Command-Right Arrow" = Expand folder and nested subfolders (list view)
  • "Command-Left Arrow" = Collapse Folder (list view)
  • "Option-Command-Up Arrow" = Open parent folder and close current window
Menu Commands
  • "Shift-Command-Q" = Apple Menu Log out
  • "Shift-Option-Command-Q" = Apple Menu Log out immediately
  • "Shift-Command-Delete" = Finder Menu Empty Trash
  • "Option-Shift-Command-Delete" = Finder Menu Empty Trash without dialog
  • "Command-H" = Finder Menu Hide Finder
  • "Option-Command-H" = Finder Menu Hide Others
  • "Command-N" = File Menu New Finder window
  • "Shift-Command-N" = File Menu New Folder
  • "Command-O" = File Menu Open
  • "Command-S" = File Menu Save
  • "Shift-Command-S" = File Menu Save as
  • "Command-P" = File Menu Print
  • "Command-W" = File Menu Close Window
  • "Option-Command-W" = File Menu Close all Windows
  • "Command-I" = File Menu Get Info
  • "Option-Command-I" = File Menu Show Attributes Inspector
  • "Command-D" = File Menu Duplicate
  • "Command-L" = File Menu Make Alias
  • "Command-R" = File Menu Show original
  • "Command-T" = File Menu Add to Favorites
  • "Command-Delete" = File Menu Move to Trash
  • "Command-E" = File Menu Eject
  • "Command-F" = File Menu Find
  • "Command-Z" = Edit Menu Undo
  • "Command-X" = Edit Menu Cut
  • "Command-C" = Edit Menu Copy
  • "Command-V" = Edit Menu Paste
  • "Command-A" = Edit Menu Select All
  • "Command-1" = View Menu View as Icons
  • "Command-2" = View Menu View as List
  • "Command-3" = View Menu View as Columns
  • "Command-B" = View Menu Hide Toolbar
  • "Command-J" = View Menu Show View Options
  • "Command - [" = Go Menu Back
  • "Command - ]" = Go Menu Forward
  • "Shift-Command-C" = Go Menu Computer
  • "Shift-Command-H" = Go Menu Home
  • "Shift-Command-I" = Go Menu iDisk
  • "Shift-Command-A" = Go Menu Applications
  • "Shift-Command-F" = Go Menu Favorites
  • "Shift-Command-G" = Go Menu Goto Folder
  • "Command-K" = Go Menu Connect to Server
  • "Command-M" = Window Menu Minimize Window
  • "Command-?" = Help Menu Open Mac Help
  • "Command-Space" = Open Spotlight (Mac OS X 10.4 or later)
  • "Command-Alt-Space" = Open Spotlight Guide (Mac OS X 10.4 or later)
  • "F12" = Opens Dashboard (Mac OS X 10.4 or later)
Universal Access and VoiceOver
  • "Option-Command-* (asterisk)" = Turn on Zoom
  • "Option-Command-+ (plus)" = Zoom in
  • "Option-Command-- (minus)" = Zoom out
  • "Control-Option-Command-* (asterisk)" = Switch to White on Black
  • "Control-F1" = Turn on Full Keyboard Access
    When Full Keyboard Access is turned on, you can use the key combinations listed in the table below from the Finder.
  • "Control-F2" = Full Keyboard Access Highlight Menu
  • "Control-F3" = Full Keyboard Access Highlight Dock
  • "Control-F4" = Full Keyboard Access Highlight Window (active) or next window behind it
  • "Control-F5" = Full Keyboard Access Highlight Toolbar
  • "Control-F6" = Full Keyboard Access Highlight Utility window (palette)
  • "Command-F5 or fn-Command-F5" = Turn VoiceOver on or off (Mac OS X 10.4 or later)
  • "Control-Option-F8 or fn-Control-Option-F8" = Open VoiceOver Utility (Mac OS X 10.4 or later)
  • "Control-Option-F7 or fn-Control-option-F7" = Display VoiceOver menu (Mac OS X 10.4 or later)
  • "Control-Option-; or fn-Control-option-" = Enable/disable VoiceOver Control-Option lock (Mac OS X 10.4 or later)
Mouse Keys
  • "8" = Move Up
  • "2" = Move Down
  • "4" = Move Left
  • "6" = Move Right
  • "1, 3, 7, 9" = Move Diagonally
  • "5" = Press Mouse Button
  • "0" = Hold Mouse Button
  • ". (period on keypad)" = Release Mouse Button (use after pressing 0)
Other Commands
  • "Option-Command-D" = Show/Hide Dock
  • "Command-Tab" = Switch application
  • "Command-Up Arrow" = Move up one directory
  • "Command-Down Arrow" = Move down one directory
  • "Page Up or Control-Up Arrow" = Move up one page
  • "Page Down or Control-Down Arrow" = Move down one page
  • "Option-Drag" = Copy to new location
  • "Option-Command-Drag" = Make alias in new location
  • "Command-Drag" = Move to new location without copying
  • "Command-C" = Show Colors palette in application
  • "Command-T" = Show Font palette in application
  • "Command-Shift-3" = Take a picture of the screen
  • "Command-Shift-4" = Take a picture of the selection
  • "Command-Shift-4, then press Control while selecting" = Take a picture of the screen, place in Clipboard
  • "Command-Shift-4, then Spacebar" = Take a picture of the selected window
  • "Option-Command-esc" = Force Quit
  • "Control-Eject" = Restart, Sleep, Shutdown dialog box
  • "Control-Command-Eject" = Quit all applications and restart
  • "Option-Command-Eject or Option-Command-Power" = Sleep
  • "Command-click window toolbar button (upper right corner)" = Cycle through available views for the window's toolbar (dependant on the nature of the Finder or application window)
  • "Command-`" = Cycle through windows in application or Finder (if more than one window is open)
  • "Function-Delete (PowerBook, iBook only)" = Forward Delete (delete the character to the right of your cursor)
7. Cách cài đặt MAC OSX

Về bản chất mỗi máy apple khi xuất xưởng đều được cài sẵn một hệ điều hành của apple và được đóng gói kèm theo thùng một đĩa hệ điều hành giành cho máy đó. Các đĩa này khi cài lên các máy khác (khác đời máy chảng hạn) thì đều được báo một lỗi kiểu như " Không cài được cho máy này, xin bỏ đĩa Leo (tiger) khác vào máy và tiếp tục). Lúc này các bạn thường rối trí và nghĩ là đĩa đó thực sự không phải cài cho em táo nhà mình, mà là cài cho em táo nhà thằng hàng xóm. Bình tĩnh đê, Muỗi, chơi hết. Vấn đề ở đây.
Khi cài hệ điều hành cho máy, bỏ đĩa DVD vào ổ và giữ C, nó sẽ boot và kiểm tra cấu hình của máy, kiểm tra "mông" của em chipset và một số thông số của nợ của phần cứng mà ta không thấy. và nếu nó ngó thấy không đúng loại chip set cùng loại và phần cứng phù hợp, nó sẽ dừng lại và không cho cài..

Khi muốn cài MacOSX mới, bạn cần gọi cho bất kỳ ai đó đãm đang dùng máy apple, hỏi xem có đĩa cài không (không quan tâm nó cài cho máy đời nào), miễn là hệ điều hành đó nằm trong tầm ngắm của bạn như là tiger hay leoparrd, thế là đủ. Sau đó chạy ra chợ điện tử, kiếm lấy sợi dây fiwire 400, 800 (hì hì cái này bắt buộc có) và rủ ông bạn đem máy đi cà phê và không quên đem theo máy và đĩa cài của ông bạn.
* Bật máy bạn muốn cài OSX mới lên rồi giữ phím T. Khi đó có biểu tượng fiwire xuất hiện trên màn hình, giờ đây máy của bạn là cái ổ cứng.
* cắm dây fiwire nối từ cái máy đang là ổ cứng sang máy của ông bạn, cho DVD tiger (leopard) và và giữ phím C, bạn sẽ chả bị ai hỏi han cả.
* khi máy chạy, bạn sẽ thấy cái ổ cứng của bạn xuất hiện trên máy đang được boot, Dùng diskutility thao tác chia ổ và format bình thường. (nhớ chọn đúng ổ của máy đang có biểu tượng fiwire nhé, nhầm là ông bạn đi luôn ^^). Tiếp đến tiến hành cài bình thường khi nó yêu cầu chọn ổ đĩa để bung hệ điều hành thì nhớ lại phải chọn đúng ổ đĩa của cái máy đang làm ổ cứng nhé. quá trình cài có thể phải đưa thêm đĩa thứ 2 và nó yêu cầu là khởi động lại, kệ để nó tự khở động lại để đảm bảo cách thức mình đã setup, không nó lại quên. Kết thúc quá trình khai báo tên tuổi, bala bala thì tắt máy rút dây và trả máy cho ông bạn, còn máy của ta bật lên, thế là xong. Hết.

* Trường hợp cài với ổ cứng cũng vậy, thay vì thả DVD vào máy thì các bạn khởi động và giữ phím option, chọn ổ đĩa có hệ điều hành ta cần (thường các bạn hay lưu nó trong ổ USB hoặc fiwire). boot bình thường và làm giống bước trên. ( Trường hợp này phải đảm bảo là bản cài nằm trong HDD box phải chạy hợp lệ trên máy của ông bạn mang máy cho mượn nhé, chứ cả hai đều khác thì mất công)..

* trường hợp nếu cài lên máy cấu hình thấp, các bạn tháo cái ổ cứng của nó ra, cho vào box rồi cài lên cái ổ cứng đó, xong việc thì tháo ổ cứng ra cắm trả về, là chạy .

8. Dictionary với Leopard

Tại sao phải tốn tiền mua thêm phần mềm từ điển cho MAC trong khi đã có sẵn? Chưa kể cài TranslateIt! thêm nặng máy, lại thêm phải chặn không cho nó "callback" kiểm tra s3rial nữa

Giới thiệu sơ qua về Dictionay của Leopard : built-in, bôi đen từ cần tra rồi chọn look up in dictionay, hoặc đưa trỏ chuột vào từ cần tra và nhấn Ctrl + Alt ( mình sài x86 nên không biết nút Ctrl chuyển sang MAC là phím gì, Alt= Command)

Sau đây sẽ là cách thêm từ điển anh việt vào ứng dụng từ điển sẵn có của Leopard :

- Cài đặt ứng dụng DictUnifier theo link sau : http://code.google.com/p/mac-dictionary-kit/
- Tải dictionary anh việt từ trang : http://stardict.sourceforge.net/
- lưu ý extract file dic tải về và nén lại thành định dạng *.tar.bz2 (nên đặt tên đơn giản như abc.tar.bz2, không đặt tên với các kí tự đặc biệt)
- Chạy DictUnifier, nhấn nút Choose chọn file tar.bz2 vừa tạo, nhấn Convert và wait khi nào nó chạy xong
- Chạy Dictionary cua Leopard để kiểm tra

Tip:
- Chạy Preference của Dictionary, kéo từ điển a-v lên đầu tiên để dịch a-v
- Đổi phím tắt tra cứu thành Táo + D để thuận tiện hơn

9. Tạo bộ cài đặt trên ổ cứng

Để tạo được phân vùng cài đặt trên ổ cứng thì trước tiên ta phải tạo một phân vùng trống khoảng 10Gb trên ổ cứng đó
Để bắt đầu ta vào Disk Utility -> vào tab Restore
_ Source: kéo file image vào đây.
_ Destination: kéo phân vùng 8-10G mà bạn mới chia vào đây
_ Cuối cùng kick vào restore.


10. Vài thủ thuật với Terminal trên MAC OSX

Đã xài hệ điều hành Mac OS X thì chắc hẳn bạn cũng biết hoặc cũng đã từng nghe rằng hệ điều hành này được phát triển dựa trên nền của hệ điều hành lừng danh UNIX, một hệ điều hành nổi tiếng về những dòng lệnh với những sức mạnh mà đến bây giờ vẫn được sử dụng trong các hệ thống lớn hoặc cũng được phát triển thành những hệ điều hành khác.

Trong bài này mình xin giới thiệu với các bạn một vài câu lệnh được sử dụng trong Terminal của hệ điều hành Leopard, giúp bạn làm đẹp cho máy tính của mình, hoặc giúp cho thời gian mỗi ngày bạn làm việc với máy tính Mac trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Trước hết, bạn có thể tìm thấy ứng dụng Terminal từ đường dẫn sau:/Applications/Utilities/Terminal.app

10.1. Dock theo dạng truyền thống (2D): Đầu tiên, nếu bạn đã chán ngấy với thanh Dock theo dạng 3D lung linh của hệ điều hành Mac OS X Leopard, hoặc đơn giản vì cấu hình máy của bạn hơi thấp, bạn muốn tiết kiệm tài nguyên để làm những việc khác. Vì những lý do này hay khác, bạn muốn thay thanh Dock này thành dạng 2D truyền thống cho đỡ hao tốn tài nguyên.

Bạn có thể làm việc này bằng cách cài những phần mềm khác vào (ví dụ như Docker...). Tuy nhiên, cài thêm phần mềm thì cũng tiêu tốn một số tài nguyên đáng kể, bạn có thể dùng những câu lệnh này để làm nhanh hơn và không phải tốn thời gian cũng như tài nguyên để cài đặt các phần mềm hỗ trợ.

Bạn gõ câu lệnh sau vào ứng dụng Terminal:

defaults write com.apple.dock no-glass -boolean YES
killall Dock


Sau đó, bạn sẽ thấy Dock của bạn thay đổi. Nếu muốn thay đổi ngược lại thì bạn cũng dùng câu lệnh trên, nhưng thay chữ YES thành NO.

10.2. Thêm một thông điệp vào cửa sổ đăng nhập: Mỗi khi đăng nhập vào máy bạn đều phải trải qua một bước nhập tên và mật khẩu tại cửa sổ đăng nhập (nếu bạn không bật chế độ tự động đăng nhập vì lý do bảo mật), cửa sổ này dần dần trở nên rất nhàm chán với bạn và không còn thú vị nữa. Tại sao bạn không thử tự tạo cho mình mỗi ngày một niềm vui bằng một câu nói hay một lời chào nào đó.

Câu lệnh sau sẽ giúp bạn làm điều đó:

sudo defaults write /Library/Preferences/com.apple.loginwindow LoginwindowText "Thông điệp của bạn"

Bạn hãy nhập nội dung muốn hiển thị ở cửa sổ đăng nhập vào chỗ dấu ngoặc kép.

Chú ý: những câu lệnh có chữ sudo đứng đầu có nghĩa là những tác vụ đó sẽ được thực hiện dưới quyền của administrator. Bạn phải cẩn thận với những câu lệnh này, vì nó có thể thay đổi những phần sâu trong hệ thống của bạn.

Trường hợp bạn muốn xóa bỏ thông điệp đó thì chỉ việc làm công việc tương tự với 2 dấu đóng mở ngoặc kép liền nhau (tức là không có nội dung gì bên trong).

10.3. Thay đổi định dạng mặc định của các tập tin ảnh chụp màn hình: Việc chụp màn hình làm việc thì có thể các bạn đã biết rồi. Mình có thể sẽ giới thiệu chi tiết những kỹ thuật chuyên sâu ở một bài sau, ở đây mình hướng dẫn các bạn thay đổi định dạng mặc định của các tập tin ảnh chụp màn hình này. Có nghĩa là mỗi khi bạn chụp, thì các tập tin ảnh này sẽ được lưu với định dạng mặc định mà bạn đã chọn.

Ví dụ, bạn muốn tất cả các tập tin ảnh chụp màn hình được lưu dưới dạng *.jpg, bạn dùng câu lệnh sau:

defaults write com.apple.screencapture type jpg

hoặc bạn chỉ thích định dạng .png

defaults write com.apple.screencapture type png

có bạn lại thích dạnh .bmp

defaults write com.apple.screencapture type bmp

10.4. Cho phép đưa những Widget từ Dashboard lên màn hình làm việc (Desktop): có những widget mà bạn thấy hữu dụng đến nỗi bạn muốn nhìn thấy nó thường xuyên, ngay cả trên màn hình làm việc của mình. Bạn có thể bật chế độ cho phép kéo widget này vào màn hình làm việc bằng dòng lệnh sau:

Trích:
defaults write com.apple.dashboard devmode YES
Sau đó, bạn mở Dashboard, nhấn và giữ chuột vào một widget mà bạn muốn kéo vào màn hình làm việc. Rồi bạn dùng phím tắt để đóng Dashboard lại, và thả widget này vào màn hình làm việc. Thế là xong!

Tuy nhiên, ở trên màn hình làm việc thì các widget này sẽ nằm ở lớp trên cùng, có nghĩa là nó sẽ che hết các cửa sổ làm việc của bạn, có thể gây khó chịu cho bạn. Nếu muốn tắt chức năng này đi, bạn cũng dùng dòng lệnh trên, thay YES bằng NO.

10.5. Hiển thị đường dẫn đầy đủ trên thanh tiêu đề của Finder: bạn có thể bật chức năng này lên bằng dòng lệnh:


Trích:
defaults write com.apple.finder _FXShowPosixPathInTitle -bool YES
Và Finder của bạn sẽ như sau:


Để tắt chức năng này đi, bạn cũng chỉ cần dùng câu lệnh như trên và đổi YES thành NO.

10.6. Tắt biểu tượng Spotlight trên thanh trình đơn chính: đối với một số người dùng (điển hình là mình) rất thích dùng Spotlight. Mình thường xuyên dùng phím tắt Táo + Space bar để kích hoạt Spotlight để tìm kiếm và khởi động các ứng dụng. Nhưng đối với một số người dùng khác, Spotlight không giúp ích được công việc của họ (vì lý do này hoặc lý do khác, tùy vào mục đích công việc). Vì thế mà biểu tượng Spotlight ở trên cùng bên phải màn hình đôi khi lại làm tốn chỗ trên màn hình. Bạn có thể giấu biểu tượng này đi bằng câu lệnh sau trong Terminal:

Trích:
sudo chmod 0 /System/Library/CoreServices/Spotlight.app
killall Spotlight
Để mở lại biểu tượng Spotlight thì bạn dùng câu lệnh sau:

Trích:
sudo chmod 755 /System/Library/CoreServices/Spotlight.app
killall Spotlight
10.7. Bỏ những đường sọc ngang trong Finder khi bạn chọn hiển thị theo dạng danh sách (List View):với chế độ hiển thị theo danh sách, bạn sẽ thấy Finder hiển thị với 2 màu (trắng và xanh nhạt) để giúp cho người dùng phân biệt rõ ràng dòng này và dòng kia. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn hiển thị như vậy, mà chỉ muốn một màu nên trắng tinh thì bạn dùng câu lệnh sau đây:

Trích:
defaults write com.apple.finder FXListViewStripes -bool FALSE
killall Finder
Mình thích dạng này hơn, và bạn có cửa sổ Finder giống như sau:


Để đảo ngược lại thì bạn cũng dùng câu lệnh trên, thay FALSE bằng TRUE.

10.8. Hiển thị những thành phần (tập tin, thư mục...) ẩn trong Finder: bạn có thể làm điều này bằng câu lệnh:

Trích:
defaults write com.apple.finder AppleShowAllFiles TRUE
Giấu những thành phần ẩn này lại cũng bằng câu lệnh trên, nhưng bạn phải thay TRUE bằng FALSE.

10.9. Kiểm tra xem bạn đã sử dụng máy tính bao lâu rồi:
Chào mọi người, một câu lệnh đơn giản của Terminal có thể cho bạn biết được bạn đã sử dụng máy tính được bao lâu rồi. Bạn mở Terminal, gõ vào uptime. Nhấn nút Return (Enter) để xem kết quả nhé.



Thời gian bạn dùng máy sẽ được tính bằng cách lấy thời gian hiện tại trừ cho thời điểm lúc bạn đăng nhập lần cuối vào hệ thống.

Kết quả bạn nhận được từ câu lệnh trên gồm có: thời điểm bạn gọi lệnh, thời gian đã sử dụng máy tính đến thời điểm nhận lệnh, số lượng người dùng, còn 3 con số của phần "load averages" lần lượt là lưu lượng hoạt động của CPU trong vòng 1 phút, 5 phút và 10 phút gần nhất.

10.10. Đổi mật khẩu: không cần phải vào System Preferences để thay đổi mật khẩu. Bạn có thể làm nhanh hơn bằng một câu lệnh ngắn gọn từ Terminal:

Trích:
passwd
Nhập lại mật khẩu cũ, nhập 2 lần mật khẩu mới. Thế là xong